Nước siêu sạch hay còn được viết tắt là UPW (ultrapure water) hoặc HPW (highly purified water) là nước được xử lý qua nhiều công đoạn để đạt được những yêu cầu khắt khe về chất lượng theo tiêu chuẩn của ASTM, ISO… như sau:
Phân loại nước theo tiêu chuẩn ASTM D1193-91
Loại 1
Loại 2
Loại 3
Loại 4
Độ dẫn tối đa ở 25oC, (µS/cm)
0,056
1,0
0,25
5,0
Điện trở kháng tối thiểu tại 25oC, (mV.cm)
18
1,0
4,0
0,2
pH tại 25oC
*
*
*
5,0-8,0
Tổng cacbon hữu cơ tối đa (TOC), (µg/l)
50
50
200
Không giới hạn
Hàm lượng Na tối đa, (µg/l)
1
5
10
50
Hàm lượng Clo tối đa, (µg/l)
1
5
10
50
Tổng SiO2 tối đa, (µg/l)
3
3
500
Không giới hạn
Nhiễm vi sinh vật
Loại A
Loại B
Loại C
Tổng tối đa trực khuẩn dị dưỡng đếm được
10/1000 ml
10/100ml
100/10ml
Nội độc tố, EU/ml
<0,03
0,25
N/A
Những ứng dụng phổ biến của nước lọc nước siêu sạch
Nước siêu sạch được sử dụng nhiều nhất trong công nghiệp bán dẫn
Trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu. Ứng dụng làm pha động trong sắc ký lỏng HPLC, dung môi trong quang phổ AAS, ICP, dùng làm dung môi pha chế môi trường vi sinh
Nước siêu sạch loại I hoàn toàn có thể thay thế cho nước cất 2 lần
Nguyên lý tạo ra nước siêu sạch
Nước siêu sạch được tạo ra từ nguồn nước thường tại cơ sở thông qua máy lọc nước siêu sạch. Nước thường sẽ trải qua 5 giai đoạn chính để thành nước siêu sạch loại I như sau:
Bước 1: Qua bộ phận lọc thô (thường là cột lọc than hoạt tính) để loại bớt tạp chất
Bước 2: Lọc RO – Lọc thẩm thấu ngược để nước có độ tinh khiết cao hơn. Nếu nước được lấy ở giai đoạn này thì chất lượng nước tương đương với nước siêu sạch loại 3.
Bước 3: Khử ION – phương pháp chủ yếu được dùng là dùng lọc EDI (Electro – de – ionization) là phương pháp trao đổi bắt giữ ion bằng hạt nhựa và dòng điện. Nếu nước được lấy từ giai đoạn này thì chất lượng nước tương đương với chất lượng nước loại II.
Bước 4: Chiếu đèn UV – sử dụng 2 đèn có bước sóng 256nm để diệt vi khuẩn và sau đó đi qua đèn có bước sóng 186nm để phá hủy hợp chất hữu cơ. Nước sau giai đoạn này có chất lượng tương đương với nước siêu sạch loại I.
Bước 5: Lọc cuối – có kích thước lỗ lọc nhỏ: Ngăn chặn các hạt vật chất còn xót lại với kích thước lớn hơn 0,2µ Bộ phận lọc cuối dùng để đảm bảo chất lượng nước tốt hơn.
Các loại máy lọc nước siêu sạch trong phòng thí nghiệm
Dạng để bàn: Nhỏ gọn có thể để trên bàn. Thường là công suất nhỏ
Loại treo tường: Thông thường có thể đặt treo tường. Công suất thường trung bình
Loại máy trạm/máy để sàn (on floor): Thường là máy lớn, dùng trong phòng thí nghiệm đòi hỏi lượng nước siêu sạch lớn.
Những lưu ý khi chọn máy lọc nước siêu sạch
Hiện nay các hãng sản xuất máy lọc nước siêu sạch thường tích hợp 1 model có thể tạo ra các loại nước siêu sạch loại I và II hoặc III. Vì vậy, khi chọn máy lọc nước siêu sạch các bạn nên chọn loại nước siêu sạch mà chúng ta cần thiết.
Chọn công suất phù hợp
Chọn thiết kế, lắp đặt phù hợp
Chọn giá phù hợp
Bên cạnh những lưu ý như trên, chúng ta cần lưu ý về yêu cầu nguồn nước cấp (đặc biệt là nhiệt độ, áp suất, độ dẫn (nếu có)…). Nên sử dụng bộ lọc thô trước khi cho nguồn nước cấp đi vào máy lọc nước siêu sạch
Các phụ kiện thường cần thay thế theo định kỳ hoặc theo thời gian làm việc thực tế.
Các bạn có thể tham khảo dòng máy lọc nước Rephile có cấu hình mạnh mẽ và giá thành tốt: Tại Đây